Đang tải...
 

Những quy định về mã số mã vạch mà bạn cần biết

Mã vạch mã số xuất hiện ở hầu hết các bao bì sản phẩm, hàng hoá. Mã vạch được coi là phát minh vĩ đại của loài người khi mà nó giúp con người giải phóng được thời gian, tiết kiệm được chi phí quản lý doanh nghiệp. Vậy bạn đã biết những quy định về mã số mã vạch chưa? Hãy theo dõi bài viết sau đây.

Mã vạch mã số
Mã vạch mã số

Quy định chung 

Hiện nay, trong lĩnh vực giao thương tồn tại 2 hệ thống cơ bản về mã số hàng hoá là hệ thống UPC và hệ thống EAN. Hệ thống UPC là hệ thống mã số hàng hoá mà thị trường Hoa Kỳ và Canada sử dụng từ thập kỷ 70 của thế kỷ 20 cho đến nay. Hệ thống EAN là hệ thống được các nước còn lại đặc biệt là châu Âu và Châu Á sử dụng.

Dành cho các sản phẩm bán lẻ thì hệ thống mã số EAN có hai loại là EAN - 13 ( sử dụng 13 con số) và EAN - 8 ( sử dụng 8 con số). Để phân biệt mã số mã vạch đó do quốc gia, doanh nghiệp nào phát hành, EAN có quy định về tiêu chuẩn mã số cho từng quốc gia và từng doanh nghiệp.

Cấu tạo mã số mã vạch
Cấu tạo mã số mã vạch

Với mã số EAN - 13 có cấu tạo từ trái sang phải như sau:

  • Mã quốc gia: là hai hoặc ba con số đầu.

  • Mã doanh nghiệp: tuỳ từng doanh nghiệp có thể sẽ có bốn, năm, thậm chí là sáu con số.

  • Mã mặt hàng: Tuỳ thuộc vào số con số mã doanh nghiệp mà mã mặt hàng sẽ có năm, bốn hoặc ba con số.

  • Số cuối cùng chính là số để kiểm tra mã vạch in trên bao bì sản phẩm có phải là mã do tổ chức EAN phát hành hay không.

Mã số EAN - 8 bao gồm 8 con số với cấu tạo như sau:

  • Tương tự EAN - 13 có ba số đầu là mã số quốc gia.

  • Mã mặt hàng là bốn số tiếp theo.

  • Số kiểm tra là số cuối cùng.

Mã số mã vạch là duy nhất, không lặp lại. Bởi vậy, mã quốc gia và mã vật phẩm quốc tế ở cấp quốc gia phải do tổ chức mã số vật phẩm quốc tế EAN phát hành để đảm bảo tính thống nhất và đơn nhất đó. Mã số quốc gia của Việt nam là 893. 

Mã M là mã doanh nghiệp. Những nước là thành viên của EAN sẽ được cung cấp mã số đó ví dụ ở Việt Nam là EAN - VN. Mã I là mã mặt hàng. Mã này do các nhà sản xuất quy định dành riêng cho hàng hoá của mình nhưng phải đảm bảo mỗi loại hàng chỉ có một mã số, tuyệt đối không được xảy ra nhầm lẫn.

Đặc biệt với số kiểm tra C chính là con số ra đời dựa vào việc tính những con số trước đó. Đây là con số dùng để kiểm tra việc ghi đúng những con số nói trên của mã vạch. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp sử dụng hai dạng mã doanh nghiệp là mã M với 5 con số và mã M với 4 con số.

Danh mục mã vạch của các nước là thành viên của Tổ chức mã vạch quốc tế (EAN)

Sau đây là danh mục mã vạch của các nước thành viên của EAN. Chắc chắn đây là những thông tin hữu ích cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Danh mục mã vạch của các thành viên trong tổ chức EAN
Danh mục mã vạch của các thành viên trong tổ chức EAN

Mã số mã vạch tạo từ máy in mã vạch hàng hoá chính là “chứng minh thư” của mặt hàng đó, giúp định danh hàng hoá và giúp mặt hàng có độ tin cậy đối với người tiêu dùng cũng như giúp các doanh nghiệp kiểm soát tốt các mặt hàng của mình. Trên đây là một số quy định về mã số mã vạch. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích.

đọc thêm

Bài viết liên quan

  • Uy tín hàng đầu Sản phẩm chất lượng

  • Miễn phí vận chuyển Đơn hàng trên 20 triệu

  • Giao hàng tận nơi Thu tiền tận nhà

  • Thanh toán linh hoạt Thanh toán sau (COD)

Tư vấn miễn phí
Sản phẩm so sánh
Chat với chúng tôi qua Zalo
Chat ngay để nhận tư vấn
Gọi ngay mua hàng
Để lại lời nhắn cho chúng tôi