Máy quét mã vạch không quét được là tình trạng không còn quá xa lạ đối với người sử dụng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Chúng ta cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân để tìm ra cách khắc phục sao cho hiệu quả nhất.
Các nguyên nhân máy quét mã vạch không quét được
Có rất nhiều các nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến máy quét mã vạch không quét được. Dưới đây là những nguyên nhân người sử dụng hay gặp phải.
Tem nhãn chất lượng kém
Người dùng rất hay gặp phải các vấn đề liên quan đến chất lượng tem nhãn. Tem nhãn của bạn bị mờ, mất nét hay giấy in không đảm bảo chất lượng. Tất cả những yếu tố này đều có thể dẫn đến việc không quét được mã của máy quét.
Tem nhãn kém chất lượng
Ánh sáng tại nơi đặt mã vạch
Nếu bạn để tem mã vạch ở nơi không đảm bảo ánh sáng sẽ gây ra khó khăn trong việc đọc mã vạch. Bạn cần lưu ý nếu ánh sáng quá mạnh hoặc quá yếu đều ảnh hưởng đến việc đọc mã vạch của máy quét.
Bề mặt sản phẩm có dán tem nhãn
Chất liệu, màu sắc của bề mặt sản phẩm cũng ảnh hưởng đến quá trình đọc mã của máy quét. Nếu bề mặt sản phẩm quá bóng, màu trong suốt hay làm bằng kim loại, gây phản chiếu thì việc quét mã vạch sẽ không chính xác hoặc không quét được.
Bề mặt sản phẩm trong suốt
Vị trí dán mã vạch
Dán mã vạch ở các vị trí cong, ghồ ghề, không bằng phẳng hay nơi dán mã không đủ không gian cho mã vạch. Điều này sẽ khiến máy quét mã rất khó để nhận diện được mã vạch.
Chiều dài mã vạch không hợp lý
Thiết kế chiều dài của mã vạch chưa hợp lý là một trong những lỗi khá phổ biến trong in ấn. Những người có ít kinh nghiệm thường ít để ý đến chiều dài của mã vạch. Nếu bạn điều chỉnh khoảng cách của máy quét với mã vạch sao cho phù hợp thì vẫn có thể đọc được.
Tuy nhiên, nếu mã quá dài, đưa máy ra quá xa sẽ mất độ nét của máy. Nếu mã quá ngắn, mật độ của mã vạch quá sát nhau sẽ khiến máy không đọc được.
Các vấn đề liên quan đến phần cứng
Đối với máy quét mã có dây, đầu đọc mã vạch có thể chưa được cắm đúng cách hoặc dây bị đứt.
Ống kính đầu đọc không được vệ sinh sạch sẽ, bị bám bụi bẩn.
Ống kính máy đọc bị trầy xước.
Cách khắc phục máy quét mã vạch không quét được
-
Chú ý đến chất lượng tem nhãn. Tem nhãn cần in trên giấy đảm bảo chất lượng. Mã vạch trên tem nhãn cần sắc nét, không bị mờ, thiếu nét.
-
Khi quét mã vạch, để tem nhãn ở nơi có ánh sáng vừa phải, hợp lý, không quá sáng cũng không quá tối.
-
Nên dán tem nhãn ở các bề mặt bằng phẳng của sản phẩm. Bạn cần tránh những chỗ có bề mặt cong, ghồ ghề.
-
Lưu ý đến chiều dài của mã vạch. Bạn cần in tem nhãn có chiều dài hợp lý. Độ dài của mã vạch vừa phải sẽ giúp bạn thao tác quét mã dễ dàng hơn mà không phải căn chỉnh khoảng cách.
-
Kiểm tra các cổng kết nối, đầu dây được cắm một cách chính xác, đầy đủ
-
Luôn giữ gìn vệ sinh máy quét đặc biệt là ống kính đầu đọc. Nếu ống kính đầu đọc bị xước bạn cần đi thay ngay tránh đọc sai mã vạch.
Vừa rồi là một số nguyên nhân thường gặp phải dẫn đến máy quét mã không quét được. Bạn có thể bỏ túi những cách khắc phục đơn giản để nâng cao hiệu quả trong quá trình sử dụng. Còn rất nhiều thông tin bổ ích về máy quét mã khác, bạn có thể tham khảo chi tiết tại website: https://namnguyeninfotech.com/.