Đối với doanh nghiệp trong quá trình sản xuất hoặc kinh doanh thì hóa đơn chứng từ là những loại giấy tờ không thể thiếu. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự đặt in hóa đơn nếu đủ điều kiện. Và một trong những thủ tục không thể thiếu đó là mẫu giấy giới thiệu người đi đặt in hóa đơn.
Hóa đơn đặt in là gì?
Hóa đơn là chứng từ do doanh nghiệp lập ra để ghi nhận thông tin hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật. Trong hóa đơn phải có đầy đủ các thông tin như:
- Tên loại hóa đơn;
- Ký hiệu của hóa đơn;
- Tên liên hóa đơn;
- Số thứ tự hóa đơn;
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua;
- Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính; số lượng; đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ;
- Người mua, người bán ký và ghi rõ họ tên, dấu người bán (nếu có) và ngày, tháng, năm lập hóa đơn;
- Tên tổ chức nhận in hóa đơn.
Hóa đơn có vai trò hết sức quan trọng với mọi doanh nghiệp
Hóa đơn có rất nhiều loại khác nhau, đối với loại hóa đơn đặt in là sản phẩm do các tổ chức tự đặt in theo mẫu để phục vụ cho mục đích kinh doanh. Cơ quan thuế sẽ có trách nhiệm cung cấp mẫu để các doanh nghiệp làm theo.
Các bước đặt in hóa đơn
Để tiến hành đặt in hóa đơn các doanh nghiệp cần phải thực hiện đầy đủ các bước sau:
Bước 1: Trước tiên doanh nghiệp cần phải điền mẫu “Đơn đề nghị xác nhận” để đặt in hóa đơn. Sau đó chuyển đơn này tới Chi cục thuế quản lý để được xác nhận.
Bước 2: Cán bộ thuế sẽ đến trụ sở chính của doanh nghiệp, nếp hợp pháp thì doanh nghiệp sẽ được phép đặt in hóa đơn.
Bước 3: Tiến hành đặt in hóa đơn. Khi làm việc cần phải chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Bản sao Đăng ký kinh doanh công ty;
- Bản sao Chứng minh thư nhân dân của Giám đốc;
- Giấy giới thiệu (Nếu giám đốc trực tiếp đi làm việc thì không cần);
- Bản sao chứng minh thư người được giới thiệu;
- Biên bản kiểm tra trụ sở hoặc xác nhận của Chi cục thuế cho phép đặt in hoá đơn.
Bước 4: Phát hành hoá đơn để được phép sử dụng.
Trước khi đặt in hóa đơn phải làm đơn đề nghị
Mẫu giấy giới thiệu người đi đặt in hóa đơn
Nếu nhân viên công ty phải thực hiện việc đặt in hóa đơn thì phải có giấy giới thiệu từ giám đốc. Dưới đây là mẫu đơn để các doanh nghiệp tham khảo:
TÊN CƠ QUAN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: …….…/GT …….., ngày …. tháng …. năm 20xx
GIẤY GIỚI THIỆU (Mẫu)
Kính gửi: ...............(1)..................................................................................................
Giới thiệu ông, bà: .....................................................................................................
Chức vụ: .....................................................................................................................
Được cử đến: ..............................................................................................................
Về việc: .....................................................................................................................
Mong ………… giúp đỡ ông, bà …………………… hoàn thành nhiệm vụ.
Giấy giới thiệu THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
Có giá trị hết ngày (Ký tên, đóng dấu)
……………………
Những điều cần lưu ý khi đặt in hóa đơn
Chi cục thuế ở quận//huyện sẽ có những yêu cầu khác nhau về việc đăng ký đặt in hóa đơn. Vậy nên bạn hãy làm việc trực tiếp với Cán bộ quản lý thuế trực tiếp của mình để biết rõ chi tiết. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải tuân theo một số những điều kiện cơ bản khi đặt in hóa đơn. Đó là doanh nghiệp mới thành lập và doanh nghiệp không thuộc mua hóa đơn mẫu của cơ quan thuế.
Hóa đơn sẽ được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau
Trước khi đặt in hóa đơn doanh nghiệp cần phải lưu ý xem tổ chức nhận in hóa đơn có đáp ứng được điều kiện về đặt in hóa đơn theo quy định hay không. Mẫu giấy giới thiệu người đặt in hóa đơn phải được điền đầy đủ, thông tin phải thật rõ ràng thì mới được chấp thuận.
Có thể thấy, đặt in hóa đơn nhiều thủ tục, công đoạn, giấy tờ khác nhau. Trong đó, mẫu giấy giới thiệu về người đi đặt in hóa đơn là không thể thiếu. Với mẫu giấy bên trên hi vọng sẽ giúp doanh nghiệp của bạn phần đơn giản hóa trong quá trình này.