Bất kỳ một tổ chức doanh nghiệp nào hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải có hóa đơn để chứng minh việc xuất hàng của mình. Để có thể tự đặt in hóa đơn thì doanh nghiệp cần phải có giấy giới thiệu đặt in hóa đơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ hơn điều này.
Hóa đơn là chứng từ chứng minh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Thông tin chung về giấy giới thiệu đặt in hóa đơn
Giấy giới thiệu đặt in hóa đơn là loại giấy tờ có ý nghĩa về mặt thủ tục hành chính. Loại giấy này nhằm giới thiệu cá nhân thực hiện công việc đặt in hóa đơn cho tổ chức, doanh nghiệp. Trong trường hợp bạn mất giấy giới thiệu mà chưa thực hiện xong công việc thì bạn có thể trình bày với cơ quan đã cấp giấy giới thiệu để xin lại giấy giới thiệu để thực hiện việc đặt in hóa đơn.
Giấy giới thiệu là giấy tờ quan trọng nên bạn phải có trách nhiệm bảo quản cẩn thận. Loại giấy này không phải cứ mất là có thể xin lại một cách dễ dàng đâu nhé.
Những thông tin trên giấy giới thiệu đặt in hóa đơn
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết để bạn có thể viết một tờ giấy giới thiệu đặt in hóa đơn hoàn chỉnh:
- Mục kính gửi
Bạn điền đầy đủ tên đơn vị mà công ty bạn sẽ tiến hành đặt in hóa đơn tại đó.
- Mục giới thiệu ông (bà)
- Mục chức vụ
- Mục được cử đến
- Mục về việc
- Mục giấy giới thiệu này có giá trị hết ngày
Mẫu giấy giới thiệu khi bạn đặt in hóa đơn
Quy trình đặt in hóa đơn
Để có thể đặt in hóa đơn các doanh nghiệp cần thực hiện theo các bước dưới đây:
Bước 1: chuẩn bị mẫu đơn đề nghị xác nhận
Bạn phải nộp “ Đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in” lên Chi cục thuế.
Doanh nghiệp cần phải điền mẫu này để đặt in hóa đơn. Sau đó chuyển đơn này lên chi cục thuế quản lý doanh nghiệp để được xác nhận.
Bước 2: Kiểm tra doanh nghiệp
Cán bộ thuế sẽ trực tiếp xuống kiểm tra doanh nghiệp. Nếu hợp pháp, doanh nghiệp sẽ được phép đặt in hóa đơn.
Bước 3: Đặt in hóa đơn.
Khi làm việc này thì bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Bản sao công chứng giấy đăng ký kinh doanh.
- Bản sao công chứng chứng minh thư nhân dân giám đốc.
- Giấy giới thiệu đặt in hóa đơn.
- Bản sao công chứng người đi đặt in hóa đơn.
- Biên bản kiểm tra trụ sở kinh doanh của Chi cục thuế.
Bước 4: Phát hành hóa đơn
Doanh nghiệp khai theo mẫu phát hành hóa đơn do Chi cục thuế cung cấp để được phép lưu hành hóa đơn.
Trên đây là những thông tin về giấy giới thiệu đặt in hóa đơn. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.